(0)

Nguyên tắc 50 - Không sợ hãi

Nguyên tắc 50, trong cuộc sống của họ đều có chung một số phẩm chất - cực kỳ táo bạo, bất chấp thói thường, rất linh động, và luôn khẩn trương.

“Đây chính là cuộc sống, mới mẻ và lạ lẫm; lạ lẫm, vì ta sợ nó; mới mẻ, vì ta luôn không dám đưa mắt nhìn thẳng vào nó… Con người là con người và cuộc sống là cuộc sống, ta phải đối mặt với chúng đúng như bản chất của chúng; và nếu ta muốn thay đổi chúng, phải tác động tới chúng dưới đúng dạng thức chúng tồn tại.”

Những kẻ duy nhất mà cậu bé có thể trong thấy đang tận hưởng cuộc sống mà cậu mơ ước chính là những kẻ kiếm tiền lọc lõi thực sự.

“Thực ra, cuộc sống khắc nghiệt trên những con phố này là một món quà vô giá nếu anh bạn biết rõ mình đang làm gì.”

“Cứ thử thả lỏng sự nắm bắt thực tế trên những con phố kia của cậu xem, làm thế coi như cậu đã tự sát.”

“Thực tế chính là chất kích thích của tôi. Càng có nhiều nó, tôi càng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, ở trên tầm cao hơn.”

Nói một cách đơn giản, những người thực tế không sợ phải nhìn vào hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Họ mài sắc khả năng quan sát của mình bằng cách tập trung chú ý vào từng chi tiết, vào ý định của những người khác, cũng như vào thực tế đen tối đang lẩn khuất phía sau bất cứ bề mặt lộng lẫy đầy mê hoặc nào. Giống như những cơ bắp đã được rèn luyện, họ hình thành cho mình khả năng quan sát với sự tập trung cao độ hơn mức bình thường.

Bạn sẽ cảm thấy liên hệ chặt chẽ hơn với môi trường sống của mình, giống như một con nhện trong lưới của nó vậy. Bất cứ khi nào có sai lầm xảy ra trong cuộc sống của bạn, bạn có thể sửa chữa nó nhanh hơn những người khác, bởi vì bạn sẽ nhanh chóng thấy được những gì đang thực sự diễn ra và làm cách nào có thể tận dụng được ngay cả những thời điểm tồi tệ nhất. Và một khi đã nếm trải sức mạnh này, bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn với việc thâm nhập sâu vào thực tế thay vì thỏa mãn bản thân bằng kiểu mơ mộng viển vông nào đó.

Hãy xem người khác làm gì, chứ không phải nói gì - sự sắc sảo

Là một người không dễ gì để các sự kiện làm mình bối rối, bạn sẽ thu hút được sự chú ý và có được sức mạnh.

Họ tạo nên một cảm giác phụ thuộc - không có bộ máy đồ sộ của họ với một lĩnh vực kinh doanh đầy cạnh tranh và thủ đoạn. Nói tóm lại, bạn đang đánh đổi tự do lấy tiền. Và một khi từ bên trong bạn đã bị khuất phục trước lý lẽ và tiền bạc của họ, với bạn thế là hết. Bạn chỉ còn là một gã bán lẻ được trả hậu để làm việc.

Bất cứ ai trên đời đều bị điều khiển bởi lợi ích cá nhân. Một cách tự nhiên, đầu tiên người ta nghĩ tới bản thân và những mối bận tâm của mình. Một thái độ quan tâm hay một cử chỉ giúp đỡ vào lúc này hay lúc khác từ những người bạn quen biết có xu hướng che mờ đi thực tế này và khiến bạn trông chờ nhiều hơn từ sự trợ giúp đó - cho tới khi bạn bị thất vọng, hết lần này đến lần khác.

Chúng ta quên mất một sự thật cốt lõi là tất cả nhân loại đều bị điều khiển bởi lợi ích cá nhân. Các ông chủ giữ chúng ta quanh họ vì điều đó là cần thiết, chứ không phải vì họ quý mến chúng ta. Họ sẽ vứt bỏ chúng ta khi sự cần thiết đó trở nên ít cấp bách hơn, hoặc họ tìm thấy một ai khác trẻ hơn, rẻ hơn để thay thế chúng ta.

Hãy nhớ: những ông chủ của bạn luôn thích kiềm giữ bạn ở vị thế kẻ phụ thuộc. Lợi ích của họ gắn liền với việc bạn không thể trở thành một người tự chủ được, vì thế họ thường có xu hướng bưng bít thông tin. Bạn cần bí mật nỗ lực chống lại điều này để chiếm hữu lấy những thông tin cần thiết cho mình.

Việc tự mình dấn thân vào những việc như vậy sẽ buộc bạn phải nỗ lực hơn, hiệu quả hơn. Bởi bạn trở nên giàu sáng tạo và có động lực hơn vì ở đây bạn có nhiều thứ để đạt được hay mất hơn; bạn trưởng thành hơn trước thách thức.

Bạn cần nhớ rằng khi người khác cho bạn thứ gì đó hoặc muốn giúp đỡ bạn, điều này luôn đi cũng những ràng buộc. Họ muốn có được lại từ bạn một thứ gì khác - sự hỗ trợ, sự trung thành vô điều kiện, vân vân và vân vân. Bạn muốn giữ cho mình tránh được những bó buộc này càng nhiều càng tốt, vậy hãy tập cho mình thói quen tự giành lấy cho mình những gì bạn cần thay vì trông đợi người khác mang chúng tới cho bạn.

Hãy hiểu: Bạn là một kiểu người duy nhất. Những nét cá tính của bạn cũng giống như một hỗn hợp hóa học sẽ không được lặp lại ở bất cứ đâu nữa. Có những ý tưởng chỉ riêng bạn sở hữu, một góc nhìn, một nhịp độ riêng vốn chính là sức mạnh của bạn, chứ không phải điểm yếu. Bạn không được sợ sự độc nhất vô nhị của mình, và bạn cần tập để ngày càng bận tâm ít hơn tới những gì người khác nghĩ về bạn.

“Rồi cũng đến một thời khắc trong quá trình học hỏi của mỗi người mà tại đó anh ta đi tới niềm tin rằng… bắt chước là tự sát… rằng cho dù vũ trụ rộng lớn có đầy những điều tốt đẹp, sẽ không hạt giống quý giá nào có thể tới với anh ta ngoài thông qua những giọt mồ hôi anh ta đổ xuống khoảng đất được trao để canh tác. Sức mạnh ẩn chứa bên trong anh ta là một thứ có bản chất hoàn toàn mới mẻ, và không ai ngoài anh biết anh ta có thể làm gì, và anh ta cũng chỉ biết có thể biết sau khi đã thử.”

Mọi tình huống tiêu cực đều chứa đựng khả năng cho điều gì đó tích cực, chứa đựng một cơ hội. Điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận nó. Việc chỉ có trong tay một nguồn lực eo hẹp có thể là một lợi thế, ép buộc bạn phải trở nên sáng tạo hơn với những thứ ít ỏi đang sở hữu. Thua trong một cuộc đấu sức có thể cho phép bạn tạo dựng cho mình một hình ảnh đầy thiện cảm của kẻ thua thiệt. Đừng để nỗi sợ hãi khiến bạn chần chừ đợi một thời điểm tốt hơn hay trở nên bảo thủ hơn. Nếu có những tình huống bạn không thể khống chế được, hãy làm những gì tốt nhất có thể với chúng. Đây chính là thuật giả kim tối thượng cho phép chuyển hóa mọi tình thế tiêu cực thành lợi điểm và sức mạnh.

“Mỗi điều tiêu cực đều là một thứ tích cực. Bất cứ điều tồi tệ gì xảy đến với tôi, tôi đều tìm được cách biến nó thành tốt đẹp. Có nghĩa là anh không thể làm gì khiến tôi bị tổn thương.”

Ở những nơi như những khu ổ chuột hay những môi trường sống bần hàn khác, câu trả lời trước khó khăn hoàn toàn khác. Tại đó, việc những điều tồi tệ xảy ra trở thành chuyện bình thường, một phần của cuộc sống thường nhật. Một kẻ năng động sẽ nghĩ: “Ta phải tận dụng tối đa những gì ta có, kể cả những điều tệ hại, bởi vì chẳng có gì tự nó tốt nên cả. Thật ngu ngốc nếu phí công chờ đợi; ngày mai có thể còn quăng xuống đầu ta những thứ rác rưởi tồi tệ hơn.”

Khi mọi thứ trôi chảy cũng là lúc bạn cần tập trung và cảnh giác. Bạn biết điều đó sẽ không duy trì mãi, và như thế bạn sẽ không bị bất ngờ. Khi mọi thứ diễn ra bất lợi, đó cũng chính là lúc bạn trở lên hăng hái, bất khuất hơn bao giờ hết. Cuối cùng bạn đã có nguyên liệu cho một cú lật ngược ngoạn mục, một cơ hội để chứng tỏ mình. Chỉ qua hiểm nguy và gian khó bạn mới có thể vươn lên được. Bằng cách đón nhận những thời khắc đó như một điều tích cực và cần thiết, bạn đã chuyển hóa chúng thành những cơ hội vàng.

Một người biết tận dụng cơ hội trong cuộc sống luôn nhìn nhận những trở ngại gặp phải như phương cách để tạo nên sức mạnh. Nguyên nhân thật đơn giản: những thứ tiêu cực ập đến với bạn dưới dạng này hay dạng khác là một dạng nguồn lực có thể tận dụng được - để đánh bại một đối thủ và đưa bạn tiến lên. Khi những nguồn lực kiểu này không tồn tại, sẽ chẳng có gì để phản ứng hay chống đỡ lại; như thế thúc đẩy bản thân sẽ khó khăn hơn nhiều. Những kẻ thù đã công khai ra tay tấn công bạn cũng đồng thời bộc lộ chính mình trước một đòn phản công mà bạn là người lắm thế chủ động về thời điểm và cường độ.

Hãy nhớ: như Napoleon đã nói, tầm quan trọng của yếu tố tinh thần lớn gấp ba lần so với yếu tố vật chất - có nghĩa là động lực cũng như mức tinh thần mà bạn cũng như đội quân của bạn đem theo vào trận đánh sẽ có sức mạnh gấp ba lần so với tiềm lực vật chất trong tay bạn. Với nghị lực và tinh thần cao, một người có thể vượt qua hầu như bất cứ trở ngại nào và tạo nên cơ hội từ con số 0.

Cùng một lúc, anh ta tiến hành năm hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau; nếu một vụ làm ăn thất bại, anh sẽ học hỏi và tiếp tục tiến lên. Thế giới kinh doanh giống như một phòng thí nghiệm mà anh sẽ sử dụng để không ngừng thử nghiệm và khám phá. Anh sẽ hòa mình tiếp cận những người làm cho anh, ở mọi cấp bậc, cũng như với khán giả của anh, cho phép họ thay đổi các ý tưởng của anh. Tâm điểm của chiến lược linh động này sẽ là Internet, một không gian ảo hỗn độn với vô số cơ hội dành lại cho một kẻ năng động như anh.

Mỗi con người chúng ta gặp trong đời đều không ai giống ai, với nghị lực, tham vọng, và quá khứ của riêng họ. Nhưng vì muốn có nhiều ảnh hưởng hơn tới người khác, động thái đầu tiên của chúng ta thường là cố dồn đẩy họ tuân theo những tâm trạng và ý tưởng của chúng ta, hành động theo những cách thức quen thuộc khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Mỗi hoàn cảnh trong cuộc sống đều khác biệt, nhưng từ điều này có thể luận ra được nỗi sợ hãi sự hỗn loạn, sợ hãi những gì còn chưa biết. Về mặt thực chất, chúng ta chẳng thể nào khiến cho dòng sự kiện trở nên dễ lường trước hơn; nhưng về mặt nội tại chúng ta có thể tạo nên một cảm giác có được sự kiểm soát tốt hơn, bằng việc kiên định với một vài ý tưởng và niềm tin đem lại cảm nhận về sự liên tục và trật tự.

Khát khao có được sự kiểm soát này thường gặp ở tất cả chúng ta và là nguồn gốc của vô số rắc rối trong cuộc sống. Việc luôn trung thành với cùng ý tưởng, cùng cách thức hành động khiến chúng ta khó thích ứng hơn với những thay đổi tất yếu sẽ diễn ra trong cuộc sống. Nếu chúng ta cố gắng khống chế một tình huống bằng một dạng hành động theo hướng công kích, điều đó sẽ trở thành lựa chọn duy nhất của chúng ta. Chúng ta không thể nhượng bộ, thích ứng, hay ẩn nhẫn chờ thời - như thế sẽ có nghĩa là để mất sự kiểm soát của mình, và chúng ta sợ điều đó. Chỉ có cách lựa chọn hạn chế như vậy sẽ khiến việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn. Ép buộc người khác làm những gì mình muốn sẽ khiến họ bực bội - và tất nhiên họ sẽ phá hoại hay thẳng thừng chống lại ý muốn của chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra rằng muốn kiểm soát một cách chi li thế giới xung quanh mình sẽ đem lại kết quả thật trái ngược - càng cố gắng khống chế những gì tồn tại ngay xung quanh, chúng ta càng có nguy cơ để mất đi sự kiểm soát về lâu dài.

Cuộc sống có tốc độ và nhịp điệu riêng của nó, một dòng chảy vô tận của những thay đổi kế tiếp nhau, có thể trôi đi nhanh hay chậm. Khi bạn cố gắng chặn dòng chảy này lại, dù chỉ trong tâm thức hay bằng hành động, với việc bám riết lấy các sự kiện hay những người khác, bạn sẽ tụt lại sau. Những hành động của bạn sẽ trở nên lỗi thời vì chúng không nằm trong mối liên hệ với hoàn cảnh thực tại. Điều đó cũng giống như bơi ngược dòng chảy thay vì tận dụng nó để đưa bạn tiến về phía trước.

Nó có nghĩa là sẵn sàng hơn với việc thử nghiệm, cố gắng thể nghiệm vài ba cách làm ăn khác nhau mà không sợ bị thất bại ở chỗ này hay chỗ khác. Cũng có nghĩa là bạn phải liên tục quan sát để hình thành nên phong cách mới, phương hướng mới mà bạn có thể đi theo, giải thoát mình khỏi bất cứ tình trạng trì trệ nào hình thành theo năm tháng. Trong một thế giới đầy rẫy những người quá gò bó trong cách nghĩ, tôn trọng quá khứ quá mức cần thiết, một khả năng linh hoạt như vậy đương nhiên sẽ chuyển hóa thành quyền lực cũng như nhiều không gian để hành động hơn.

Hãy hiểu: Không chỉ những gì bạn làm cần có một dòng chảy linh động, mà cả cách thức bạn tiến hành những việc đó. Bản thân các chiến lược, phương pháp của bạn trong việc giải quyết các vấn đề cần phải được điều chỉnh liên tục để tương thích với hoàn cảnh. Chiến lược chính là cốt lõi cho hành động của con người - chiếc cầu nối giữa một ý tưởng và việc hiện thực hóa nó. Những chiến lược này rất hay bị đông cứng thành các thông lệ khi người ta nhắm mắt bắt chước theo những gì đã từng có hiệu quả trước đó. Bằng cách giữ cho chiến lược của bạn bắt nhịp với thực tại, bạn có thể trở thành nhân tố của sự thay đổi, là người phá vỡ những phương thức hành động cứng nhắc, và thông qua quá trình đó có được sức mạnh lớn lao.

Hãy hiểu: những đà thăng tiến trong cuộc sống xuất hiện cùng với sự tăng lên của mức độ linh hoạt, từ sự sẵn sàng muốn cố gắng nhiều hơn nữa, vận động theo một cách thức ít gò bó hơn. Ở nhiều cấp độ điều này sẽ rất khó diễn đạt bằng từ ngữ, nhưng thông qua việc hiểu thấu quá trình, có ý thức rõ ràng hơn về những yếu tố hiện hữu, bạn có thể chuẩn bị cho đầu óc mình luôn ở tư thế sẵn sàng, có khả năng tận dụng tốt hơn bất cứ động thái tích cực nào trong cuộc sống của mình. Hãy gọi đây là sự tạo đà một cách có tính toán.

Khi bạn hoảng sợ, hãy buộc mình phải hành động một cách táo bạo hơn bình thường. Khi bạn cảm thấy căm ghét cực độ, hãy tìm một điều gì đó bạn yêu thích hay ngưỡng mộ cho phép bạn tập trung cao độ vào độ vào đó. Một cảm xúc mạnh có xu hướng loại bỏ đi một cảm xúc mạnh khác và giúp bạn vượt qua nó.

Thoạt trông thì những cảm xúc mãnh liệt về tình yêu, căm hận, hay giận dữ có thể được sử dụng để thúc đẩy bạn tiến tới một dự định nào đó, nhưng đây chỉ là một ảo tưởng. Những cảm xúc đại loại như vậy gây ra cho bạn một cơn bùng nổ nhất thời, nó sẽ nhanh chóng xẹp xuống và đưa bạn xuống vực thẳm theo cùng một kiểu như vừa đưa bạn lên cao. Thay vào đó, bạn muốn có một đời sống tình cảm cân bằng hơn, với ít thăng trầm hơn. Điều đó không chỉ giúp bạn giữ được trạng thái vận động và vượt qua những trở ngại lặt vặt, mà nó còn tác động tới cách người khác nhìn nhận về bạn. Họ dần sẽ xem bạn như một người vẫn giữ được bình tĩnh dưới sức ép, một bàn tay kiên nghị, và họ sẽ hướng về bạn để tìm người lãnh đạo. Giữ cho mình vững vàng kiên định như thế sẽ giúp cho dòng chảy tích cực tiếp tục lưu chuyển.

Làm việc với người khác ở bất cứ mức độ nào cũng có thể trở thành một chuyện rắc rối. Họ mang sự khác biệt của họ, cách thức tư duy của họ vào dự án chung, cũng như thời gian biểu của riêng họ.

Hãy hiểu: bạn tồn tại trong một thời khắc văn hóa nhất định, với dòng chảy và phong cách riêng của nó. Khi còn trẻ bạn nhạy cảm hơn với những thay đổi về sở thích này, nhờ đó nhìn chung bạn luôn theo kịp với thực tế. Nhưng khi bạn già đi, xu thế chung là bạn sẽ trở nên bị bó chặt với một phong cách đã lỗi thời, phong cách từng gắn bó với tuổi trẻ của bạn cùng những giây phút sôi động của nó. Nếu thời gian trôi qua đủ lâu, tình trạng đông cứng về phong cách của bạn sẽ có nguy cơ trở nên lố bịch; trông bạn sẽ giống như một hiện vật trong bảo tàng. Động lực của bạn sẽ chững lại khi người đời đi đến chỗ xếp loại bạn vào một quãng thời gian hẹp nào đó. Thay vì vậy, bạn cần tìm ra cách để định kỳ làm mới bản thân. Không phải bạn đang tìm cách bắt chước trào lưu thời thượng nhất - điều đó chỉ càng làm cho bạn thêm lố bịch. Bạn chỉ đơn giản khám phá lại sự chú tâm với những gì diễn ra quanh mình mà bạn từng có thời trẻ và kết hợp vào đó những gì bạn thích trên một tinh thần mới mẻ hơn. Bạn đang khám phá niềm vui khi định hình nên chính mình, tạo dựng cho mình một diện mạo mới. Điều duy nhất mà bạn thực sự cần là phải trở thành một thứ di vật về mặt xã hội và văn hóa.

Những nhà lãnh đạo thực thụ, theo quan niệm của Machiavelli, phải là những người có thể tự định hình nên tính cách của họ, thể hiện những phẩm chất cần thiết vào mỗi thời điểm, và biết cách thay đổi phù hợp với hoàn cảnh. Những kẻ vẫn trung thành với một vài ý tưởng hay giá trị mà không xem xét lại mình thường lại chính là những bạo chúa tệ hại nhất trên thực tế. Họ ép buộc những người khác phải tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc gò bó. Họ đại diện cho những thế lực tiêu cực, kìm hãm những thay đổi cần thiết cho bất cứ nền văn hóa nào để tiến hóa và thịnh vượng.

“Trong tất cả những giờ mà hắn không ngủ, hắn sống bằng sự thực tế và hiểu biết trong tiềm thức rằng nếu có lúc nào đó hắn buông lỏng mình, nếu có lúc nào đó hắn chững lại, những kẻ đói khát kia, những con cáo, những con chồn, lũ sói và từng bầy kền kền ranh ma đang lượn lờ xung quanh hắn sẽ không ngần ngại biến hắn thành con mồi.”

Đây chính là cách mà mọi sự trên đời diễn ra với bất cứ ai: người ta sẽ tước đoạt đi của bạn những gì có thể. Nếu họ đánh hơi thấy bạn là một kẻ cam chịu nhún nhường, họ sẽ lấn tới, lấn tới mãi cho tới khi họ áp đặt được vị thế của kẻ bóc lột, lợi dụng lên bạn. Có những người sẽ làm thế một cách công khai; một số khác láu cá hơn và gây hấn theo cách gián tiếp. Bạn cần cho họ thấy những giới hạn không được phép vượt qua; bọn họ sẽ phải trả giá nếu toan tính dồn ép bạn. Điều này xuất phát từ thái độ của bạn - không sợ hãi và luôn sẵn sàng chiến đấu. Nó sẽ bộc lộ ra ngoài và có thể nhận thức được thông qua cách thức hành động của bạn, mà bạn không cần phải nói một lời. Theo một quy luật oái oăm của bản chất con người, ít cố gắng làm vừa lòng người khác hơn có vẻ như về lâu về dài sẽ khiến họ tôn trọng và cư xử với bạn tử tế hơn.

“Vì cách mà chúng ta sống khác quá xa so với cách mà đáng ra chúng ta phải sống, nên ai từ bỏ những gì đã làm để thực hiện những gì cần phải làm thường sẽ phải ngộ ra rằng anh ta đang đưa mình tới chỗ hủy diệt thay vì sự sinh tồn. Một người mong muốn làm điều tốt trong mọi việc chắc chắn sẽ gặp phải tai họa khi ở giữa vô số người không hề tốt. Vì thế một đấng quân vương muốn giữa mình cần phải học cách để trở nên không tử tế, cũng như đưa ra quyết định có sử dụng hiểu biết đó hay không, tùy theo đòi hỏi của từng hoàn cảnh.”

Một ông hoàng hay bất cứ nhà cầm quyền nào khác, đầu tiên và trước hết, cần phải thật hiệu quả trong những hành động của mình, và để làm được thế ông ta cần làm chủ nghệ thuật biết trở nên dữ tính vào thời điểm nào và như thế nào. Điều này đòi hỏi một mức độ gan dạ  cũng như linh hoạt nhất định. Khi tình thế bắt buộc, ông ta cần phải trở thành con sư tử - hung dữ và thẳng thừng trong việc bảo vệ quốc gia của mình, hay đoạt lấy điều gì đó để đảm bảo lợi ích của nó. Vào thời điểm khác, ông ta cần trở thành một con cáo - tạo ra con đường đi cho mình và nhờ vào những thủ đoạn tinh vi cho phép ngụy trang ý đồ tấn công của ông ta. Và cũng rất thường xuyên ông ta phải diễn vai chú cừu - một tạo vật nhu mì, cung kính, nhân hậu. Ông ta dữ tính theo cách đúng đắn, phù hợp với tình thế, và thận trọng làm cho hành động của mình có vẻ chính đáng trong mắt công chúng, dành những chiến thuật hiểm ác hơn cho việc quyết đấu ngấm ngầm trong hậu trường. Nếu ông ta làm chủ được nghệ thuật để trở nên dữ tính đúng lúc và sử dụng nó một cách điều độ, ông ta sẽ tạo nên nhiều hòa bình và quyền lực cho các thần dân của mình hơn hẳn so với một ông hoàng hậu đậu luôn cố gắng tỏ ra quá tử tế.

Đây cũng là mô hình cho cả chúng ta nữa. Ngày nay tất cả chúng ta đều giống như những ông hoàng đang phải cạnh tranh với hàng nghìn “quốc gia” đối thủ. Chúng ta có động lực tấn công, có khao khát quyền lực của chính mình. Những động lực này rất nguy hiểm. Nếu chúng ta hành động dựa trên chúng một cách thiếu tỉnh táo hoặc thiếu khôn ngoan, chúng ta có thể chuốc lấy vô vàn rắc rối cho mình. Chúng ta cần phải học cách nhận ra những tình huống đòi hỏi những hành động tấn công(nhưng phải kiểm soát được), và phương thức tấn công nào(sư tử hay cáo) là phù hợp.

Điều tối cần thiết là bạn phải hình thành cho mình cách nhìn ngược lại: cuộc sống vốn dĩ bao hàm những xung đột về lợi ích; người ta ai cũng có vấn đề riêng, lịch trình riêng của họ, và họ va chạm với bạn. Thay vì nhìn nhận điều này một cách cá nhân hay bận tâm đến ý định của người khác, bạn cần bắt tay vào hành động để tự vệ và tiến thân trong cuộc chơi cạnh tranh này, một đấu trường khắc nghiệt thực sự. Hãy tập trung chú ý vào những thủ đoạn của họ và cách thức để vô hiệu hóa chúng - chẳng có gì phải cảm thấy có tội lỗi cả. Cách nhìn nhận bình thản, khách quan này sẽ giúp cho việc thiết lập chiến lược lý tưởng để đánh bại sự công kích của bọn họ trở nên dễ dàng hơn. Khi những cảm xúc của bạn không bị tổn hại trong những trận chiến này, bạn sẽ trở nên quen thuộc với chúng, thậm chí còn cảm thấy thú vị khi bản thân mình giao đấu một cách xuất sắc.

“Trên võ đài, đối thủ của chúng ta có thể cấu xé chúng ta bằng móng tay, húc chúng ta bằng đầu và để lại một vết bầm tím, nhưng chúng ta không chỉ trích họ vì điều đó, cũng không bực bội với họ hay từ đó trở đi nhìn nhận họ như những kẻ thô bạo. Chúng ta chỉ cần để mắt đến họ… Không phải với sự căm ghét hay nghi ngờ. Chỉ cần một khoảng cách hòa hoãn. Chúng ta cần phải làm như thế cả trong những lĩnh vực khác. Chúng ta cần phải bỏ qua những gì mà người so găng với ta làm, và chỉ tiếp tục giữ khoảng cách - không nghi ngờ hay căm ghét.”

Trong bất cứ nhóm người nào, người đứng đầu, cho dù vô thức hay có chủ ý, luôn là người ấn định nhịp điệu cho cả nhóm. Nếu người đứng đầu tỏ ra sợ hãi, chần chừ không dám mạo hiểm, hay quan ngại một cách công khai cho cái tôi hoặc tiếng tăm của họ, điều này chắc chắn sẽ xâm nhập vào toàn nhóm, khiến cho nhóm người đó không thể thực hiện được bất cứ hành động nào có hiệu quả. Than phiền và hô hào kêu gọi người khác làm việc nỗ lực hơn sẽ phản tác dụng. Bạn cần áp dụng phong cách ngược lại: tạo nên tinh thần đúng đắn cho những người dưới thông qua những hành động của chính bạn, chứ không phải lời nói. Họ cần nhìn thấy bạn làm việc cần cù hơn bất cứ ai khác, luôn giữ vững bản thân ở cấp độ cao nhất, chấp nhận rủi ro một cách tự tin, và đưa ra những quyết định khó khăn. Điều đó sẽ khích lệ và gắn kết cả nhóm lại với nhau. Ở thười đại dân chủ này, bạn cần phải làm đúng những gì mà bạn rao giảng.

“Không ai có thể chỉ huy hiệu quả một đạo quân từ phía sau. Anh ta phải có mặt trên tiền tuyến… ở chính đầu não của đạo quân. Anh ta phải để người ta trông thấy mình tại đó; tất cả sĩ quan và binh lính có mặt phải  cảm nhận được hiệu quả mà năng lực và nhiệt huyết cá nhân của anh ta đem lại...”

Hãy hiểu: để trở thành một người lãnh đạo, đôi khi người ta phải đưa ra những lựa chọn cứng rắn, buộc người khác phải làm những điều họ không muốn. Nếu bạn đã lựa chọn cách lãnh đạo mềm mỏng, dễ dãi, hoặc nhân nhượng xuất phát từ nỗi sợ không có được cảm tình, bạn sẽ thấy mình ngày càng khó buộc người khác làm việc chuyên cần hơn hay chấp nhận hy sinh. Nếu bất thần bạn thử tỏ ra cứng rắn, họ sẽ thường cảm thấy bị tổn thương và bực tức. Họ có thể chuyển từ yêu thích sang căm ghét. Cách tiếp cận ngược lại sẽ có kết quả ngược lại. Nếu bạn tạo dựng cho mình danh tiếng là người cứng rắn và hiệu quả, người ta có thể không bằng lòng với bạn, nhưng bạn sẽ thiết lập được nền tảng của sự tôn trọng. Bạn đang thể hiện những phẩm chất đích thực của nhà lãnh đạo một cách thuyết phục với mọi người. Khi đó cùng với thời gian và quyền lực được thiết lập vững chắc, bạn sẽ có chỗ để lùi lại và tưởng thưởng những người dưới quyền, thậm chí tỏ ra tử tế. Khi bạn làm vậy, hành động của bạn sẽ được nhìn nhận như một cử chỉ chân thành, không phải như một nỗ lực lấy lòng người khác, và điều đó sẽ làm tăng gấp đôi hiệu quả nó đem lại.

Hãy hiểu: một nhóm người dù ở quy mô nào cũng phải có các mục đích và tiêu chí dài hạn để có thể hoạt động một cách ổn thỏa. Nhưng bản chất con người là một trở ngại to lớn cho điều này. Về bản chất, chúng ta đều bị hút vào những xung đột và vấn đề trước mắt; chúng ta luôn rất khó khăn, nếu không nói là ngược đời, khi tập trung nhìn xa hơn vào tương lai. Nghĩ xa hơn về phía trước đòi hỏi một quá trình suy nghĩ đặc biệt được hình thành dần theo thực hành. Điều đó có nghĩa là nhìn thấy một điều hữu ích và có thể đạt tới được sau vài năm nữa trong tương lai, và vạch ra lộ trình làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Có nghĩa là cần suy nghĩ theo nhiều hướng, đi đến việc thiết lập nên những con đường khác nhau dẫn tới mục tiêu tối hậu tùy thuộc vào hoàn cảnh. Có nghĩa là dồn tâm huyết bám lấy ý tưởng này, để dù cho cả nghìn điều bận tâm và sự gián đoạn dường như khiến bạn bị gạt ra ngoài con đường, bạn vẫn có được sức mạnh và sự kiên cường để giữ vững hướng đi.

Nếu không có một người đứng trên cao nhất để vạch ra con đường dẫn tới mục tiêu lớn, cả nhóm sẽ mất phương hướng, bị sa đà vào những toan tính chụp giật để kiếm tiền gấp, hay bị lôi kéo theo những tham vọng chính trị hẹp hòi của cá nhân này hay cá nhân khác. Nhóm sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì lớn lao. Với tư cách là người thủ lĩnh, bạn là chỗ dựa duy nhất để chống lại xu hướng lang thang vô định này. Bạn phải có được sức mạnh để in dấu ấn tính cách và tầm nhìn của mình lên cả nhóm, tạo dựng cho nó một trọng tâm và một sự đồng nhất. Nếu bạn để mất khả năng nhìn nhận bức tranh tổng thể, khi đó khó có chuyện gì tốt đẹp có thể đến.

Một nhóm người cần có một lực hướng tâm đem lại cho nó sự thống nhất và gắn kết; nhưng để có được điều đó, chỉ mình bạn và sức mạnh từ tính cách của bạn là chưa đủ. Thay vào đó nó phải là một công cuộc mà bạn đứng ra làm hiện thân một cách không e sợ.

Bạn không thể một mình kiểm soát cả một nhóm người có quy mô lớn. Khi đó bạn sẽ trở thành mộ kẻ vụn vặt hay một tên độc tài, khiến cho bản thân bạn vừa kiệt sức vừa bị căm ghét. Bạn cần phải phát triển đội ngũ trợ thủ được quán triệt về các ý tưởng, tinh thần của bạn, các giá trị của bạn. Một khi đã có trong tay một đội ngũ như vậy, bạn có thể cho họ không gian để hoạt động độc lập, tự học hỏi và mang khả năng sáng tạo của chính họ đóng góp vào công cuộc chung.

Bất cứ nhóm người nào cũng có một dạng sức mạnh tập thể, và nếu để yên thì sức mạnh này sẽ có xu hướng trở nên trì trệ. Điều đó xuất phát từ mong ước mãnh liệt của con người muốn giữ cho mọi thứ thật tiện nghi, dễ dàng và quen thuộc. Theo thời gian, trong bất cứ nhóm người nào, các thói quen và nghi thức sẽ dần trở nên quan trọng hơn và điều khiển cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng càng lớn sẽ càng có xu hướng trở nên bảo thủ hơn, sức ỳ cũng lớn hơn. Nghịch lý này là ở chỗ thái độ thủ thế, bị động này đã có một ảnh hưởng hết sức trì trệ lên tinh thần, cũng giống như ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ khiến tinh thần của bạn xuống thấp.

“Không thể có một vị chỉ huy lỗi lạc mà thiếu sự cam đảm. Không một người thiếu can đảm nào có thể làm tốt được vai trò đó, vì thế chúng ta cần xem đây là điều kiện tiên quyết cho một nhà cầm quân tài ba. Tuy nhiên liệu phẩm chất này còn được bao nhiêu vào thời điểm anh ta vươn lên được những vị trí cao cấp là chuyện khác, sau khi quá trình huấn luyện và kinh nghiệm đã tác động lên làm thay đổi nó. Giữ nó lại được càng nhiều thì tài năng của anh ta càng lớn hơn.”

Có hai kiểu người trong đám bán ma túy - những người dừng lại ở phía ngoài, và những người thâm nhập vào tận bên trong. Những kẻ đứng bên ngoài không bao giờ để tâm tìm hiểu bất cứ điều gì về các khách hàng của họ. Họ chỉ dừng lại ở tiền bạc và những con số. Họ chẳng hề có khái niệm về tâm lý học hay những sắc thái trong nhu cầu và đòi hỏi của con người. Họ sợ phải tiếp cận quá gần khách hàng - điều đó có thể buộc họ phải xem sét lại các ý tưởng và phương pháp của họ. Những tay bán ma túy cao thủ hơn thâm nhập vào tận bên trong. Anh ta không e sợ những con nghiện;  anh ta muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong đầu họ. Những người sử dụng ma túy không hề khác biệt so với bất cứ ai khác. Họ có những nỗi sợ hãi, những khoảnh khắc buồn chán và cả một đời sống nội tâm.

“Công chúng không bao giờ lầm lẫn. Khi người ta không đáp lại những gì bạn làm, họ đang lớn tiếng gửi tới bạn một thông điệp rõ ràng. Chỉ có điều bạn không lắng nghe theo mà thôi.”

Thay vì trở nên khép kín, hãy nhìn nhận sự lạnh nhạt của người khác với ý tưởng của bạn hay những lời phê bình của họ như một tấm gương họ đang chìa ra để chúng ta nhìn lại chính mình. Một tấm gương theo nghĩa đen biến bạn thành một vật thể; bạn có thể nhìn thấy chính mình đúng như những người khác nhìn thấy bạn. Cái tôi sẽ không thể bảo vệ bạn nữa - tấm gương không biết nói dối. Bạn sử dụng nó để sửa sang lại vẻ bề ngoài của mình, tránh trở thành trò cười. Thái độ của những người khác cũng có chức năng tương tự. Bạn nhìn thành quả công việc của mình từ bên trong, với cái nhìn bị làm méo mó đi bởi đủ loại khát vọng và sợ hãi. Người khác nhìn nó như một vật thể; họ nhìn thấy nó như nó vốn thế. Qua sự phê bình của họ, bạn sẽ đến gần hơn với cách nhìn nhận khách quan này và dần cải thiện được những gì bạn tạo ra(cảnh báo: hãy cảnh giác với những phản hồi từ bạn bè, những đánh giá của họ có thể bị làm sai lệch đi bởi cảm giác ghen tỵ hay sự cần thiết tâng bốc bạn.)

Trong cuộc sống, những gã ngốc muốn mọi thứ thật nhanh và dễ dàng - tiền bạc, thành công, sự chú ý. Sự buồn chán là kẻ thù và nỗi sợ lớn nhất của họ. Thế nên tất cả những gì họ cố gắng đạt được đều trượt khỏi tay họ cũng nhanh như lúc chúng đến. Nhưng bạn lại muốn tồn tại lâu hơn các đối thủ của mình. Bạn sẽ xây dựng nền tảng cho thứ gì đó có thể tiếp tục mở rộng. Để thực hiện hóa điều đó, bạn sẽ phải trải qua một thời gian tập dượt. Bạn phải sớm học cách chịu đựng những giờ dài lê thê giành cho việc luyện tập và lao lực vất vả, với ý thức rằng cuối cùng công sức của bạn bỏ ra sẽ chuyển hóa thành một niềm vui ở cấp độ cao hơn - làm chủ được một món nghề mới và làm chủ chính mình. Mục đích của bạn là đạt tới mức độ kỹ năng tối hậu - một cảm nhận trực giác về điều chắc chắn sẽ đến tiếp theo.

Anh luyện cho bản thân thích nghi với nhịp độ chậm rãi. Trong những giờ dài không có gì để làm, anh sẽ suy nghĩ về tương lai, thiết lập lên những kế hoạch chi tiết mà anh sẽ hoàn tất hàng năm - kết thúc bằng việc anh đào thoát khỏi việc phải bán ma túy trên đường phố. Anh sẽ chuyển sang âm nhạc, rồi kinh doanh. Để thực hiện bước đầu tiên, anh cần phải dành dụm tiền. Ý nghĩ về mục tiêu này giúp anh chịu đựng được sự tẻ nhạt thường ngày của công việc. Trong những giờ trôi qua chậm chạp này, anh cũng nghĩ ra những kế hoạch làm ăn mới, với ý tưởng phải liên tục hoàn thiện mình hơn nữa trong công việc đang làm.

“Hầu hết mọi người không thể kiểm soát được sự buồn tẻ. Có nghĩa là họ không thể tập trung vào một thứ cho tới tận lúc thành công với nó. Và họ luôn băn khoăn tự hỏi tại sao mình bất hạnh.”

“Tất cả rắc rối của con người đều bắt nguồn từ chỗ không biết cách một mình ngồi yên trong một căn phòng.”

“Có những người thà chết còn hơn làm việc mà không tìm thấy thú vui trong việc họ làm; họ là những kẻ khó chiều… và không quen với sự tưởng thưởng dồi dào nếu như bản thân công việc không phải là một sự tưởng thưởng… Họ không sợ sự buồn chán bằng làm việc mà không có niềm vui; thực ra, họ cần có thật nhiều buồn chán nếu nó cần để công việc của họ thành công. Với tất cả những tâm hồn đầy sáng tạo, buồn chán chính là “khoảng nghỉ ngơi” khó chịu của tâm hồn để báo trước một chuyến đi vui tươi và hứng khởi.”

Ý thức của bạn về chính bản thân mình sẽ quyết định các hành động của bạn cũng như việc bạn sẽ trở thành người như thế nào trong cuộc sống. Nếu bạn xem năng lực của mình là hạn chế, rằng bạn hầu như hoàn toàn bất lực trước quá nhiều khó khăn, rằng tốt nhất hãy đặt ra cho mình tham vọng khiêm tốn thôi, khi đó bạn sẽ chỉ nhận được phần nhỏ nhoi mà bạn trông đợi. Hiểu rõ tiến trình này, bạn cần rèn luyện cho mình theo hướng ngược lại - đòi hỏi nhiều hơn, đặt ra đích đến cao hơn, và tin rằng bạn được sinh ta để làm nên điều gì đó lớn lao. Cảm nhận về giá trị của chính mình chỉ có thể xuất phát từ bản thân bạn - không bao giờ từ những quan điểm của người khác. Với sự tin tưởng ngày càng tăng vào năng lực của bản thân, bạn sẽ dám tiến hành những bước đi táo bạo cho phép nâng cap cơ hội thành công của bạn. Người đời luôn đi theo những ai biết rõ mình đang đi đâu, vậy hãy tạo lập cho bản thân phong thái tự tin và can đảm.

“Hãy cho phép tôi chỉ ra cho các vị thấy tư do không phải là thứ mà người ta có thể ban cho; tự do là một thứ người ta nắm lấy, và con người sẽ tự do tương xứng với mức độ họ mong muốn.”

Hãy hiểu: người ta sẽ tiếp tục công kích bạn trong cuộc sống. Một trong những vũ khí chủ chốt của họ sẽ là khuấy động lên trong bạn những mối nghi ngờ về chính mình - giá trị của bạn, năng lực của bạn, tiềm năng của bạn. Họ thường sẽ ngụy trang điều đó dưới dạng những đánh giá khách quan, nhưng lúc nào cũng mang theo một toan tính nào đó - họ muốn dìm bạn xuống. Bạn liên tục bị dồn đẩy tới chỗ tin vào những quan điểm này, đặc biệt nếu nhận thức của bạn về chính mình quá mong manh. Vào bất cứ khoảnh khắc nào của cuộc sống, bạn cũng có thể thách thức, từ chối không cho người khác quyền áp đặt đó. Bạn làm được như vậy bằng cách duy trì ý thức về mục đích sống của mình, về một vận mệnh cao cả mà bạn đang hoàn tất. Từ một vị thế như vậy, những đòn công kích của người đời sẽ không thể làm bạn tổn thương; chúng chỉ khiến bạn phẫn nộ và quyết tâm hơn. Càng nhìn nhận về bản thân mình cao hơn, bạn sẽ càng ít chấp nhận những lời phán xét và tác động của người khác. Thái độ này giúp giảm bớt số lượng chướng ngại vật bạn gặp phải trên con đường đời của mình. Nếu một người như Douglass có thể rèn đúc cho mình thái độ này giữ những hoàn cảnh mất tự do nhất từng tồn tại, thì chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra cách riêng của mình để có được sức mạnh nội tại như vậy.

Thật dễ dàng biện hộ cho những mối ngờ vực và những bản năng bảo thủ của chính mình, đặc biệt khi hoàn cảnh trở nên khó khăn. Bạn sẽ thuyết phục bản thân mình rằng chấp nhận bất cứ mạo hiểm nào cũng là chuyện điên rồ, rằng tốt hơn hãy chờ đến khi hoàn cảnh thuận lợi hơn. Nhưng đây là một trạng thái tinh thần cực kỳ nguy hiểm. Nó thể hiện sự thiếu tự tin nghiêm trọng vào bản thân bạn, rồi sẽ lấn sang cả những thời kỳ tốt đẹp hơn. Bạn sẽ thấy khó khăn khi phải vươn lên khỏi dáng bộ thủ thế của mình. Sự thật là những phát minh vĩ đại nhất, cũng như những bước tiến trong công nghệ và kinh doanh thường xuất hiện trong những thời kỳ đen tối, bởi vì những thời kỳ như thế tạo ra sự cấp thiết lớn hơn cho những ý tưởng sáng tạo và những giải pháp triệt để nhằm đoạn tuyệt với quá khứ. Đây là những khoảnh khắc ẩn chứa đầy cơ hội. Trong khi những người khác co mình lại thủ thế và thoái lui, bạn phải nghĩ tới việc chấp nhận mạo hiểm, thử những điều mới mẻ, và nhìn về phía tương lai sẽ tới sau khủng hoảng hiện tại.

Bạn cần luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để đặt cược vào chính mình, vào tương lai của mình, bằng cách tiến theo một phương hướng mà dường như những người khác e sợ. Điều này có nghĩa là bạn tin tưởng rằng nếu bạn thất bại, bạn vẫn có nguồn lực nội tại để phục hồi. Niềm tin này có tác dụng như một chiếc phao an toàn về tinh thần. Khi bạn bước lên phía trước, dấn thân vào một sự nghiệp hay một hướng đi mới, đầu óc bạn sẽ trở nên tập trung, nghị lực của bạn sẽ được hội tụ và trở nên mạnh mẽ. Bằng cách làm cho bản thân cảm nhận được sự cần thiết phải trở nên sáng tạo, trí tuệ của bạn sẽ vươn lên để nắm lấy cơ hội.

Khi đối diện cái chết không thể tránh khỏi của mình, chúng ta có thể làm một trong hai thứ. Chúng ta có thể cố gắng né tránh nghĩ về nó bằng mọi giá, bám giữ lấy ảo tường rằng chúng ta vẫn còn vô khối thời gian trên thế giới này. Hoặc chúng ta có thể đối diện với thực tế, chấp nhận và thậm chí đón nhận nó, chuyển hóa ý thức của chúng ta về cái chết thành điều tích cực và chủ động. Bằng cách tiếp nhận một triết lý can đảm như vậy, chúng ta có được cảm nhận hợp lý, trở nên có khả năng tách riêng những điều vặt vãnh vô nghĩa với những gì thực sự quan trọng. Biết rằng thời gian của mình là hữu hạn, chúng ta có ý thức về sự khẩn trương và mục đích. Chúng ta có thể trân trọng cuộc sống hơn vì sự hữu hạn của nó. Nếu chúng ta có thể vượt nỗi sợ hãi cái chết, khi đó sẽ chẳng còn gì đáng sợ nữa.

RELATED POST

Bạn đắt giá bao nhiêu

1. Tại sao bạn cứ mãi thỏa hiệp, nhượng bộ? Bạn có hạnh phúc không? Người ép bạn hi sinh thì không xứng đáng để

Đừng bận tâm vì chuyện tiền bạc

1. Đường tuy gần nhưng KHÔNG ĐI KHÔNG ĐẾN. Sẽ chẳng có gì thay đổi hay xảy ra nếu bạn cứ ngồi ỳ 1 chỗ suy nghĩ hay lo lắng mà