(0)

Tâm lý học về tiền

  1. Mọi người hành xử với tiền liên quan đến cảm xúc, trải nghiệm cá nhân trong quá khứ nhiều hơn về lý trí/khoa học/giáo dục.
  2. Rủi ro và may mắn luôn song hành với nhau. Không phải sự thành công nào cũng do chăm chỉ, không phải hoàn cảnh khó khăn nào cũng do lười biếng. Khi thành công đừng tự mãn về quyết định của bản thân, khi thất bại cũng đừng nghĩ tại mình ngu dốt. Hãy chia nhỏ, tạo ra nhiều lựa chọn để giảm thiểu rủi ro và có sức chơi đến khi may mắn.
  3. Kỹ năng tài chính khó nhằn nhất là giữ cho chiếc cột gôn không di chuyển nữa. Bạn sẽ luôn muốn nhiều hơn, đẩy cao kỳ vọng hơn đến nỗi bạn thấy mình thụt lùi đến độ đánh liều để rồi mất hết! HÃY BIẾT ĐỦ!
  4. Sự tích tụ gây chấn động: chính là quy luật $ bám thị trường + thời gian dài. Nên tìm kiếm những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài. Vội vã làm giàu khiến bạn dễ lao vào các cái hố.
  5. Kiếm tiền là một chuyện. Giữ tiền là một chuyện khác! Bạn không cần là người kiếm nhiều tiền nhất trong một thời gian ngắn mà là hãy trở nên bất tử trước thị trường. Bạn không thể dự đoán được sự tăng giảm của thị trường, chiến tranh, dịch bệnh,... vậy nên hãy kiên nhẫn, bền bỉ và đừng tự phụ.
  6. Sự kiện sau chót: Trong đầu tư quy tắc 80/20 vẫn đúng. Trong một danh mục đầu tư chỉ có một vài khoản sẽ mang lại lợi nhuận tốt. Tỷ lệ này đôi khi lại là 1/100. Khoản duy nhất thành công sẽ bù đắp lại các khoản lỗ khác. Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là khi bạn đúng bạn được bao nhiêu, khi bạn sai bạn sẽ mất bao nhiêu.
  7. Tự do: Khả năng kiểm soát thời gian là cổ tức lớn nhất mà tài chính mang lại. Bạn có thể làm gì bạn muốn, với người bạn muốn, ở nơi bạn muốn, bao lâu bạn muốn,... điều đó đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể kiểm soát thời gian.
  8. Không một ai ấn tượng nhiều về những thứ bạn có như chính bạn cả. 
    VD: Khi bạn đi một siêu xe người khác sẽ nghĩ: chà nếu mình lái chiếc xe đó thì hẳn mình sẽ ngầu lắm đây! Chứ chẳng ai thấy bạn ngầu cả =)) Tương tự: nhà, quần áo, phụ kiện cũng vậy. Nếu sự ngưỡng mộ là điều bạn tìm kiếm thì hãy cẩn thận với nó!
  9. Một triệu phú là người có một triệu đô hay người có thể tiêu một triệu đô? Khi tiền của bạn đã biến hết thành đồ vật thì cuộc sống của bạn sẽ thế nào? Thứ bạn nhìn thấy: ngôi nhà, chiếc xe, chiếc túi chỉ là sự giàu có của một người. Còn tiền trong tài khoản, danh mục đầu tư, những ngôi nhà họ có thể mua nếu họ muốn mới là tài sản của họ.
  10. Của cải chỉ là sự tích tụ sau quá trình tiêu sài. Bạn chỉ có thể để ra khi bạn tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được. Để bạn kiếm được nhiều hơn bạn sẽ cần nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Nhưng để tiết kiệm hơn thì đơn giản hơn. Bạn sẽ tiêu ít đi khi bạn bớt khát khao, bạn sẽ bớt khát khao khi bạn ít quan tâm đến người khác nghĩ gì về bạn.
  11. Lợi nhuận thứ 2 tiền mang lại cho bạn chính là sự linh hoạt. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi bạn vừa có thời gian vừa có sự linh hoạt. Bất hạnh cũng sẽ khó khăn trong việc muốn hành hạ bạn.
  12. Hợp lý>Có lý: Có những điều đúng đắn về lý thuyết nhưng vô lý về mặt bối cảnh.
  13. Nhà đầu tư là những người đưa ra những quyết định không hoàn hảo dựa trên những dự liệu có hạn. Những nhà đầu tư thông minh nhất cũng không tránh khỏi: tham lam, ảo tưởng.
  14. "Bất ngờ chưa bà zà!" cũng có trong tài chính. Thế giới trong quá khứ không phải là giới hạn của thế giới trong tương lai. Bạn không nên coi thường lịch sử nhưng cũng đừng phụ thuộc vào nó để đoán định tương lai.
  15. Chừa chỗ cho sai lầm: Hãy lên kế hoạch cho việc kế hoạch không theo kế hoạch. Tính toán biên an toàn.
  16. Việc của bạn là lên kế hoạch phòng cho trường hợp kế hoạch của bạn không diễn ra theo đúng kế hoạch. Hãy tiết kiệm cho cả những trường hợp bạn chưa từng nghĩ đến hay biết đến.
  17. Ai rồi cũng khác: Thứ bạn muốn của bây giờ và thứ bạn muốn 5 năm trước là khác nhau. Vậy nên việc bạn điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu của trong từng giai đoạn cuộc đời là bình thường.
  18. Không gì là miễn phí: Mọi thứ đều có giá của nó, và không phải mức giá nào cũng hiển hiện trên nhãn mác. Cài giá của đầu tư thành công là gì? Đó là thời gian, là sợ hãi… trong đầu tư ai cũng muốn lãi lớn trong một thời gian ngắn. Vậy cái giá của việc đó là gì? Ai cũng muốn khôn: bắt đáy bán đỉnh. Vậy cái giá của việc đó là gì?
  19. Nét quyến rũ của chủ nghĩa bi quan: Ai đó nói thế giới sẽ tốt lên thì bạn nghĩ họ đang muốn quảng cáo, chào bán gì đó. Ai đó mà bảo thị trường tài chính sẽ sụp đổ thì bạn sẽ bỏ cả làm để ngồi lắng nghe họ. Có thể vì bi kịch thường xảy ra trong đêm còn phép màu chẳng đến trong một ngày.
  20. Khi bạn tin vào bất kỳ điều gì: Bạn càng muốn điều gì đó thành sự thật thì bạn càng tin vào các điều khiến điều đó thành sự thật. Khi rủi ro cao đến bạn sẽ tin vào bất kỳ điều gì! Rủi ro càng cao thì càng phải chừa chỗ cho sai lầm càng lớn. Chúng ta có nhu cầu lớn về kiểm soát và dự đoán (đặc biệt là truyền thông) thế là chúng ta bắt đầu bấu víu vào những dữ liệu bấp bênh hay một nhân vật quyền lực nào đó. Trong khi những chi tiết nhỏ mang tính thiên nga đen mới là yếu tố chi phối tương lai. Bạn tập trung vào những điều bạn biết mà quên mất những điều bạn không biết.
  21. Không ai có thể khuyên bạn nên làm gì với tiền của bạn. Tôi không là bạn, tôi không biết bạn muốn gì.
  22. Bởi vì thị trường luôn biến động nên hãy làm sao để bạn khiêm nhường khi thắng và tha thứ cho bản thân khi thua. Luôn đảm bảo bạn có thể ngủ ngon mỗi tối. 
  23. Vì chỉ một vài khoản tốt trong khi đa số tồi tệ là chuyện bình thường, cả thế giới đang vận hành như vậy. Bạn hãy thử cách nhìn vào toàn cảnh thay vì nhìn vào từng khoản.
  24. Duy trì lối sống dưới mức khả năng chi trả để có thể tiết kiệm được tối đa. Sự thoải mái của năm sau không nhích lên so với năm trước.
  25. Quy tắc đầu tiên trong tích luỹ là không làm gián đoạn nó.

RELATED POST

Bạn đắt giá bao nhiêu

1. Tại sao bạn cứ mãi thỏa hiệp, nhượng bộ? Bạn có hạnh phúc không? Người ép bạn hi sinh thì không xứng đáng để

Đừng bận tâm vì chuyện tiền bạc

1. Đường tuy gần nhưng KHÔNG ĐI KHÔNG ĐẾN. Sẽ chẳng có gì thay đổi hay xảy ra nếu bạn cứ ngồi ỳ 1 chỗ suy nghĩ hay lo lắng mà