(0)

Thịnh vượng tài chính tuổi 30

  1. Chẳng có gì đảm bảo rằng ngày mai thu nhập vẫn ổn định như hôm nay. Hôm nay còn khó chịu với sếp, biết đâu ngày mai thất nghiệp. Hôm nay còn vui vẻ tính lãi ngân hàng, ngày mai suy thoái kinh tế. Hôm nay vợ chồng bạn tranh cãi về về địa điểm du lịch, ngày mai biết đâu 1 người nằm liệt giường.
  2. Nếu sau này con bạn còn không lo nổi cho cuộc sống của nó thì bạn có bắt nó phải báo hiếu mình không? Đừng đổ dồn hết tiền để con “bằng bạn bằng bè” rồi khi về già lại trách là cả đời mình đã dành cho nó mà lúc mình già nó lại không lo cho mình.
  3. Hãy chăm chỉ kiếm tiền khi còn có thể kiếm được. Tiết kiếm trên 50% thu nhập. Năm sau tiết kiệm được nhiều hơn năm trước. Sống giản dị thôi, ăn hàng ít thôi, mua sắm ít thôi, đổi đồ, nâng đời hạn chế thôi. Đừng mua đồ tiêu dùng gì trả góp. Nếu bạn có một tuổi trẻ “buồn tẻ” thì tuổi già bạn sẽ thảnh thơi hơn.
  4. Khi về già bạn đời là người quan trọng nhất. Về già làm gì có lắm bạn bè, đồng nghiệp, thời gian, sức khỏe, lương hàng tháng như lúc trẻ.
  5. Đến giai đoạn 35 tuổi công việc rất khó ổn định. Tình trạng bấp bênh sẽ thường xuyên diễn ra. Ngay cả khi công ty bạn gắn bó có các chế độ dành cho nhân viên lâu năm, nhưng nếu công ty bạn phá sản thì sao? Thị trường cạnh tranh rất khốc liệt bạn biết mà.
  6. Bạn cần chuẩn bị bao nhiêu khoản: Tiền cho sức khỏe, tiền sống tuổi già, tiền cho con thi đại học, xin việc, tiền mua nhà ở,… Sau 50 tuổi có các khoản lớn có thể xảy ra gì? Hãy suy nghĩ và chuẩn bị cho nó.
  7. Sức mạnh của lãi kép được ví như kỳ quan của thế kỷ 20: 300.000.000đ gửi tiết kiệm 30 năm với lãi suất 7% thì sau 30 năm số tiền lãi là 630.000.000đ. Và để thấy được sức mạnh của lãi kép phải chờ đến > 5 năm mới thực sự thấy sự khác biệt
    Cơ mà đã quên mịa nó lạm phát 10 đến 15%/năm. Vậy nên hãy cố gắng tìm cách để có mức lãi suất 10 đến 20%. Và tỷ lệ lãi suất càng cao thì thời gian đạt tới số tiền mong muốn càng ngắn.
  8. Hãy giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể kéo dài thời gian làm việc. Nâng cao năng lực của bản thân qua mỗi năm. Luôn sẵn sàng tìm việc mới, thích nghi với môi trường mới. Tuổi trẻ làm để tích thì lúc già mới có cái để tiêu.
  9. Dành tiền càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt, lãi suất càng cao càng tốt và lãi suất trung bình nhất định phải lớn hơn lạm phát.
  10. Đa dạng nguồn thu khi về già: Lương hưu, lãi tiết kiệm, chứng chỉ quỹ, lợi nhuận từ các khoản đầu tư, đi làm thêm.

RELATED POST

Bạn đắt giá bao nhiêu

1. Tại sao bạn cứ mãi thỏa hiệp, nhượng bộ? Bạn có hạnh phúc không? Người ép bạn hi sinh thì không xứng đáng để

Đừng bận tâm vì chuyện tiền bạc

1. Đường tuy gần nhưng KHÔNG ĐI KHÔNG ĐẾN. Sẽ chẳng có gì thay đổi hay xảy ra nếu bạn cứ ngồi ỳ 1 chỗ suy nghĩ hay lo lắng mà